Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, một trong những kết quả của sự phát triển này mang lại đó là sự ra đời của công nghệ sản xuất mới- công nghệ in 3D. Công nghệ in 3D đã tạo bước đột phá trong lĩnh vực sản xuất vật liệu, tác động tới các ngành khác như xây dựng, robot,..Và bước đầu tiên tạo ra những chi tiết phục vụ các ngành này chính là thiết kế mô hình 3D. Nhưng thực ra nó không khó như chúng ta vẫn nghĩ, bạn vẫn có thể làm tốt công việc này nếu bỏ túi những lưu ý quan trọng này ngay hôm nay.
1. Lỗi sai đầu tiên hay mắc phải là lỗi chọn vật liệu nhựa in 3D
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu dùng trong công nghệ in 3D và mỗi loại lại có một tính chất khác nhau. Thị trường vật liệu in 3D hiện nay có thể nói là khá đa dạng với nhiều nhóm vật liệu và tính chất khác nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi ngành ứng dụng. Mỗi một vật thể được thiết kế nên có một loại vật liệu riêng biệt, không cái nào giống cái nào, bởi ngành mà bạn áp dụng vào sẽ đa dạng và có yêu cầu riêng. Để mẫu thiết kế của bạn xuất ra là tốt nhất và phát huy tối đa công dụng, bạn nên tính toán kỹ lưỡng yêu cầu của ngành mà chi tiết đó sẽ tham gia và chọn loại vật liệu phù hợp.
2.Lỗi về công nghệ in 3 chiều cũng là một lỗi khá phổ biến.
Không chỉ những tính chất vật lí, hóa học của từng loại vật liệu khác nhau mà cả công nghệ in được áp dụng cũng có sự khác nhau tùy theo loại vật liệu.
3. Một lỗi khác là lỗi về thiết kế độ dày chi tiết
Nhiều người cảm thấy khá thắc mắc khi không thể in chi tiết 3D và một trong những lý do phổ biến là do độ dày của chi tiết 3D không đảm bảo đúng chuẩn, có thể nó quá dày hoặc quá móng. Nếu độ dày của chi tiết quá nhỏ, sẽ dẫn tới hiện tượng co rút sản phẩm hoặc vỡ sản phẩm. Mặt khác, nếu chi tiết quá dày sẽ vô tình tạo ra áp lực bên trong và làm cho sản phẩm bị vỡ.
4.Khi xuất tệp
Định dạng tệp phổ biến trong in 3D là định dạng STL. Định dạng STL đã và đang được sử dụng như là tiêu chuẩn của công nghệ in 3D. Bởi hầu hết các mô hình 3D sẽ có tùy chọn xuất thiết kế sang định dạng STL và đạt những độ phân giải mong muốn. Điều quan trọng là bạn phải biết tạo độ phân giải cho tệp STL. Nếu tệp có độ phân giải quá nhỏ bạn sẽ không thể nhận được bản in tốt. Còn nếu tệp có độ phân giải quá cao, máy sẽ không thể in được.
>>> Xem thêm : 3D Lenticular Posters – Hé lô 4 lưu ý cần nắm khi thiết kế mô hình 3D