Đồng hồ đo áp suất không phải là loại dụng cụ cơ học có cấu trúc phức tạp nhưng lại đòi hỏi người sử dụng có kiến thức cơ bản về chúng. Bạn cũng chưa biết nên tìm ai tư vấn để có được câu trả lời tốt nhất? Với các thông số kỹ thuật cơ bản bạn sẽ dễ dàng mua cho mình được sản phẩm ưng ý.
1. Mặt đồng hồ đo áp suất
Tùy theo nơi sử dụng và công dụng mà cấu trúc bề mặt đồng hồ đo áp suất sẽ khác nhau. Từ nhỏ tới lớn bề mặt đồng hồ được chia làm các dạng cơ bản như: 40 mm , 63 mm , 80mm , 100mm , 160mm hay 250 mm,.. Việc chọn lựa kích thước nào và lắp ở đâu sẽ tùy thuộc vào nơi bạn muốn sử dụng nó (Nơi xa hay chật hẹp,..).
>>> Xem thêm: đồng hồ áp suất hơi – 1001 mẫu mã đa dạng nhiều chủng loại
2. Chất liệu của đồng hồ đo áp suất
Hiện nay vật liệu của đồng hồ được sử dụng rộng rãi nhất là Inox, đồng vàng và đồng đen. Tùy theo ứng dụng của nó mà chọn loại vật liệu phù hợp. Tuy nhiên một điều mà mọi người thường bỏ quên khi lựa chọn đồng hồ là chỉ quan tâm đến vật liệu đồng hồ mà không biết rằng vật liệu làm chân đồng hồ cũng rất quan trọng. Một số ví dụ về loại vật liệu có tương quan tốt với nhau cho bạn tham khảo như: Vỏ inox 316L – chân kết nối; Inox 316L – mặt kính bảo vệ;Thép đen – chân đồng; Vỏ nhựa – chân đồng,..
3. Thang đo áp suất
Trên lý thuyết bạn muốn đo áp suất của không khí, nước,… bao nhiêu bar thì sẽ chọn loại quy định từng đóa bar. Tuy nhiên trên thực tế điều này lại không chính xác vì trong khi đo sẽ phát sinh tình trạng tăng áp suất đột ngột. Do vậy để tránh tình trạng đồng hồ bị hư hỏng bạn phải chọn mua các loại đồng hồ có thang đo áp suất lớn hơn khoảng đơn vị. Nếu bạn muốn đo một áp suất có giá trí 7 bar thì bạn nên chọn loại có thang đo từ 0-10 bar. Tùy theo quốc gia mà đơn vị thường dùng cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như Mỹ, Đức là Psi trong khi tại châu á thì mpa hay mpa mới là đơn vị phổ biến. Cần đọc kỹ các thang đo này sau đó mới chọn lựa máy thích hợp.
>>> Xem thêm: lọc khí nén – Mẫu mã sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại tại Khoa Kim
4. Tiêu chuẩn kết nối cơ khí
Thứ 4 là tiêu chuẩn kết nối cơ khí và kích thước ren của đồng hồ. Có hai loại ren được phổ biến rộng rãi hiện nay nhờ, các loại đồng hồ có kích thước bề mặt từ 100mm trở lên sẽ sử dụng loại ren G 1/2″ = 21mm, còn các loại nhỏ hơn như 80mm hay 63mm,.. sẽ sử dụng ren G 1/4″ mm. Bạn cũng có thể tham khảo một số các loại ren theo tiêu chuẩn NPT hoặc BSP khác như G3/8″ = 17 mm , G1/8″ = 9 mm ,.. Để khắc phục tình trạng không thể kết nối đồng hồ với chân đường ống do sự khác nhau về vật liệu của mỗi bộ phận người ta thường sử dụng các thiết bị chuyển đổi ren.
5. Sai số của đồng hồ
Sai số đồng hồ là yếu tố quan trọng nhưng lại bị bỏ quên bởi nhiều khách hàng. 0,1% là con số sai số lý tưởng vì nó sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên để tạo ra sản phẩm sai số như vậy thường rất ít, bạn có thể chọn các sản phẩm có dạng sai số trung bình hiện nay là 1-1,6%.
6. Môi chất
Trường hợp môi trường bạn cần đo là nước, khí ga,.. thì chỉ cần lưu ý chọn đồng hồ có áp suất phù hợp. Với một số môi trường đặc thù như axit hay kiềm,.. thì nên cân nhắc về loại đồng hồ sẽ sử dụng để tránh tình huống hư hỏng cũng như phát huy được công dụng tốt nhất của đồng hồ. Nhiệt độ môi chất bạn sẽ dùng đồng hồ để đo cũng quan trọng không kém. Ví dụ các môi trường nước hay không khí mà có nhiệt độ cao từ 85 độ C trở lên thì việc chọn lựa độ lớn thang đo áp suất hay chất liệu sản phẩm là vô cùng quan trọng. Có một số loại đồng hồ chuyên dụng để sử dụng cho các môi trường như vậy, đồng hồ chế tạo bằng chất liệu đặc biệt, chịu nhiệt tốt sẽ giúp tránh các hư hại trong quá trình vận hành và tuổi thọ cao hơn.
>>> Xem thêm: cách sử dụng xi lanh khí nén – Tìm hiểu sản phẩm xi lanh khí nén chi tiết, cụ thể