Sau một thời gian sử dụng, công trình nhà ở của bạn sẽ bị xuống cấp, tường xuất hiện những vết nứt, bị thấm nước, xuất hiện các mảng riêu, ố xanh, vàng,.. Và tới lúc đó thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để tu sửa nó. Do đó, việc trang bị vật liệu chống thấm ngay từ ban đầu là một việc làm cần thiết. Bạn đọc nào muốn hiểu hơn về vật liệu chống thấm, hiểu rõ về cách sơn tường cũng như học ngay những phương pháp để khắc phục tình trạng nứt thấm tường thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Các loại sơn chống thấm rất được các khách hàng tin chọn. Loại vật liệu chống thấm này thường sẽ được dùng cho những ngôi nhà mới xây. Tác dụng của chúng là tăng khả năng chống thấm và giảm độ bám dính của nấm mốc trên tường. Hiện tại, có rất nhiều hãng sơn chống thấm có mặt trên thị trường. Trong đó có thể điểm qua một vài cái tên nổi bật như Dulux, My color, Jotun, Kova,.. Đây đều là những tên tuổi lớn và được nhiều người công nhân. Mặc dù mỗi một hãng thì sẽ có ưu nhược điểm riêng, nhưng đặc điểm chung là chúng đều có khả năng bảo vệ tường ngoài trời tốt.
Sử dụng sika để chống thấm ngoài trời : Vật liệu chống thấm sika có độ bám dính và đàn hồi rất cao nên rất có tác dụng trong việc ngăn cản vết nứt. Ngoài ra, loại vật liệu này còn có thể tăng cường sự liên kết để cải thiện những vết nứt trên tường. Vật liệu chống thấm Sika có thời gian sử dụng lâu dài. Nó là một trong những loại vật liệu chống thấm hiếm hoi có thể thông dụng với nhiều bề mặt chất liệu khác nhau. Xet về thành phần của bột sika, chúng không chứa những hợp chất có độc hại nên rất an toàn với người trong gia đình.
Keo chống thấm tường : Loại keo chống thấm tường có thành phần nguyên liệu gần giống với xi măng polyme cải tiến. Nó tường thường được dùng tại các ban công, vách xông và sân thượng. Với loại vật liệu này, người ta hầu như không cần dùng bột bả, qua đó giúp tiết kiệm chi phí. Hơn nữa công dụng của loại keo này cũng không kém khi so sánh với những loại sơn chống ẩm mốc.
Hướng dẫn sơn tường ngoài trời : Để sơn tường ngoài trời đúng cách, đầu tiên bạn cần vệ sinh bề mặt tường thật sạch sẽ. Tiếp theo, hãy nhanh chóng xử lý chống thấm và các lỗi của tường. Chúng ta cần xử lý thật tốt các chỗ thấm và các lỗi bề mặt tường như: nứt, vỡ…Có như vậy thì sau này, khi công trình hoàn thành sẽ tránh được việc thấm nước xảy ra. Bước thứ ba cần thực hiện là phủ lớn bả lên tường. Lớp này giúp tăng khả năng bám của các lớp sơn sau. Ngoài ra công đoạn này còn có nhiệm vụ tạo độ bằng phẳng cho bức tường. Tiếp đó là công việc sơn lót Tại bước này, bạn nên lựa chọn những loại sơn lót có khả năng chống thẩm thấu, chống biến đổi… Những đặc tính quan trọng này sẽ giúp tường nhà bạn được bền và đẹp hơn. Bước cuối cùng chính là sơn lớp sơn ngoài lên. Giai đoạn này sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà và tăng tính thẩm mỹ của nó.
Cách xử lý tường thấm nước : Có ba bước cần thực hiện khi xử lý thấm nước tường nhà cũ. Bước đầu tiên, bạn cần làm sạch tường, loại bỏ lớp vữa và xử lý nấm mốc. Tiếp đó, ở những phần đã bị ẩm thấm cần được thay lớp vữa mới. Hoàn thiện công việc với việc thêm lớp sơn chống thấm, tăng khả năng bảo vệ. Việc chống thấm cho nhà mới khi so với nhà cũ thực sự khá đơn giản và tiết kiệm. Bạn có thể sử dụng một hoặc kết hợp các biện pháp dưới đây như sơn chống thấm, keo, chất phụ gia chuyên dụng, bột trét tường để xử lý nhanh những vị trí thấm nước.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những ai liên quan đến ngành xây dựng đã chẳng còn xa lạ gì với các loại vật liệu chống thấm tường. Nếu như bạn cũng muốn sử dụng chúng thì việc bỏ ra thời gian để tìm hiểu các loại, phương pháp sơn tường là điều cần thiết. Hiện nay, do quá trình xây dựng và sự tác động của các yếu tố tự nhiên mà hiện tượng nhà bị nứt thấm tường diễn ra khá phổ biến. Làm thế nào để sơn tường đúng cách và phương pháp để xử lí thấm nứt gì hiệu quả nhất?
>>> Xem thêm : chống thấm Polyurethane – Đánh giá chất lượng từng loại vật liệu chống thấm có trên thị trường hiện nay