Hiểu về tư pháp quốc tế

0
641

 

Tư pháp quốc tế là 1 ngành luật quốc gia (tuy có tính liên quốc gia ) và luôn luôn gắn liền với 1 quốc gia vẫn nằm trong phạm vi pháp luật của quốc gia.

Ngành luật Tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Nó được giảng dạy trong hầu như những cơ sở đào tạo pháp luật, định hướng cho người học những vấn đề lý luận cơ sở pháp luật quốc tế. 

Nhưng trong thực tế, tư pháp quốc tế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác bên cạnh nhiệm vụ giải quyết xung đột thuật ngữ tư pháp quốc tế vẫn phổ biến.

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ sơ lược về vấn đề này/

 

  • Nguồn của Tư pháp quốc tế là gì:

 

Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng và thể hiện của quy phạm của tư pháp quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhất phát sinh.

 

  • Các đặc điểm nguồn Tư pháp quốc tế:

 

Nguồn của Tư pháp quốc tế là điều ước quốc tế và tập quán QT, nó mang tính chất điều chỉnh QT + Nguồn của Tư pháp quốc tế là luật pháp của mỗi quốc gia, mang tính chất điều chỉnh quốc nội

Các loại nguồn của Tư pháp quốc tế (gồm 4 loại):

+ Luật pháp của mỗi quốc gia – nguồn của Tư pháp quốc tế

Là 1 hệ thống văn bản pháp quy (kể cả luật k thành văn) của 1 quốc gia bao gồm Hiến Pháp, luật (ví dụ như Bộ luật dân sự 2015) và các văn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp

Ngoài ra còn có các pháp lệnh, nghị định, quyết định, điều lệ, quy chế…nhằm giải quyết các qh có yếu tố nước ngoài.

– Ở các nước tư bản phát triển thì các vb pháp quy là nguồn của Tư pháp quốc tế có ý nghĩa và giá trị k bằng so với án lệ.

+ Điều ước quốc tế

Trong quan hệ của Việt Nam vs các nước trên thế giới, điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của Tư pháp quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ tích cực cho việc điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.

Trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, để điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được kí kết.

Đối với điều ước quốc tế song phương Việt Nam đã kí kết với nhiều nc điều chỉnh các mqh đa dạng của nước ta với nước ngoài.

Các hiệp định lãnh sự với nước ngoài, trong đó có các điều khoản bảo vệ quyền lợi của công dân và pháp nhân giữa các bên tham gia

Đối với điều ước quốc tế đa phương. Trong 1 số lĩnh vực, Việt Nam đã gia nhập vào các công ước quốc tế điều chỉnh lĩnh vực Tư pháp quốc tế, lĩnh vực bảo vệ con ng

+ Thực tiễn Tòa án và trọng tài (hay còn gọi là án lệ)

Đây là loại nguồn khá phổ biến ở 1 số nước tư bản phát triển, có ý nghĩa trong việc phát triển hệ thống pháp luật của các nước này

Thực tiễn TA là các bản án hoặc quyết định của TA mà trong đó thể hiện các quan điểm của các thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối vs các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai

+ Tập quán.

TQQT là những quy tắc xử sự đc hình thành trong 1 thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và 1 cách có hệ thống, đồng thời đc sự thừa nhận của đông đảo các QG. TQQT đôi khi vừa là nguồn của công pháp QT và cả Tư pháp quốc tế

Tập quán khác luật pháp ở chỗ quá trình hình thành của TQ, việc áp dụng có hệ thống và tính thừa nhận rộng rãi nhưng k đc ghi nhận ở đâu

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn!

Xem thêm >>> Thuế môn bài

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.