Cách lựa chọn định dạng chính xác
Việc thuyết trình về các vấn đề như mối quan hệ giữa các con số, phần trăm tỷ lệ giữa chúng,.. cũng tương tư như việc bạn đang phân tích về một bức tranh, tuy đơn giản nhưng lại có vô vàn vấn đề để khai thác. Đi kèm với chúng còn có các biểu đồ hay đồ thị để giúp người học nắm rõ hơn về ý nghĩa bảng biểu thể hiện.
Có rất nhiều dạng biểu đồ cho bạn lựa chọn với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Có loại đơn giản, có loại phức tạp, bắt mắt,..nhưng không phải chọn biểu đồ nào cũng được. Bạn phải chọn loại biểu đồ phù hợp với dữ liệu của lĩnh vực bạn trình bày. Lĩnh vực nào thì nên sử dụng biểu đồ thanh? Biểu đồ tròn thể hiện cái gì tốt nhất? Dữ liệu bán hàng nên dùng biểu đồ nào?
Trong trường hợp này bạn nên sử dụng bảng tính. Nó sẽ giúp cho ra kết quả chính xác về dạng biểu đồ bạn nên sử dụng. Cơ chế của bản đồ và đồ thị đều được chia thành 4 dạng gồm: Đường đồ thị, biểu đồ thanh, biểu đồ tròn và biểu đồ venn
Phân biệt trục X và trục Y
Trục tung là Y (Nằm thẳng đứng), trục hoành là X ( Nằm ngang)Dưới đây là phân tích về các dạng biểu đồ.
Loại đồ thị đường
Đồ thị đường là dạng đồ thị sử dụng các đường thẳng nối lại với nhau để thể hiện sự tương quan giữa các dữ liệu là có hay không. Đây là loại đang được sử dụng rất thông dụng. Không chỉ giúp xác định mối tương quan giữa các dữ liệu mà còn thể hiện các xu hướng dữ liệu.
Vậy xu hướng là gì? Chính là hướng thay đổi của các dữ liệu. Ví dụ như doanh số tháng này tăng hay giảm? Lượng ô tô bán ra thế nào? Sự tương quan: -Sự tăng dân số ảnh hưởng đến môi trường không? -Dân cư thành phố tăng nhanh ảnh hưởng thế nào đến môi trường. Đồ thị đường chỉ khả dụng với các biến liên tục như khoảng cách, thời gian,… ứng với trục X.
>>> Xem thêm: flowchart – Tạo biểu đồ chưa bao giờ dễ đến thế
Loại biểu đồ thanh
Ngoài đồ thị đường thì biểu đồ dạng thanh cũng có tác dụng biểu hiện mức tương quan giữa các dữ liệu. Biểu đồ thanh so sánh hiệu suất giữa các mục trong báo cáo vô cùng hiệu quả, do vậy chúng được sử dụng nhiều cho báo cáo của dân văn phòng.
Trục tung của biểu đồ biểu thị dữ liệu đo lường, tần suất của các dữ liệu. Giá trị của trục sẽ cao nếu trục dài và cao. Nếu trục thấp thì giá trị thể hiện càng nhỏ.
Biểu đồ dạng tròn
Sử dụng hình tròn để thể hiện các giá trị, biểu đồ hình tròn cho phép chúng ta rút ra kết luận phần trăm so với tổng thể của bất kỳ dữ liệu nào có trong đó. Hình tròn của loại biểu đồ này biểu thị tổng giá trị của tất cả các dữ liệu, được cộng từ các phần mà những dữ liệu này chiếm trong đó. Để có thể so sánh chính xác dữ liệu với nhau cần quy định thống nhất về tỷ lệ chia phần trăm và đơn vị của các phần. Nếu không bạn không thể so sánh được.
Biểu đồ venn
1881 John Venn phát minh ra biểu đồ Venn, từ đó đến nay loại biểu đồ này vẫn được sử dụng phổ biến. Đây là loại biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm trùng lặp của dữ liệu A trong B, B với C,..
Mỗi dữ liệu được biểu thị qua mỗi vòng tròn, số phần trùng lặp là các phần các phòng tròn chồng lên nhau. Công dụng của biểu đồ venn là biểu hiện một cách trực quan giữa các đại lượng dữ liệu, từ đó dễ dàng tìm ra đại lượng bị ẩn.
Các điểm lưu ý chính khi sử dụng biểu đồ
Các thông tin đồ họa khi trình bày sẽ có nhiều sự lựa chọn về biểu đồ và định dạng biểu đồ. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định để chọn được loại phù hợp. Nó còn tăng khả năng thành công và rành mạch nếu bạn thuyết trình dữ liệu trước đám đông. Nếu hiểu rõ cả về vấn đề mình trình bày và cả loại biểu đồ sử dụng thì việc khai thác thông tin và trình bày sẻ mạch lạc và có chiều sâu.
Kinh nghiệm thực tế
Việc tóm tắt các thông tin không chỉ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về dữ liệu mình thu thập được mà còn dễ nắm bắt được mối quan hệ giữa chúng. sau đó suy nghĩ làm sao để kết luận chúng rõ ràng và giúp người nghe, người đọc dễ hiểu nhất.
Nên thực hành nhiều để có kinh nghiệm trong việc tạo biểu đồ. Sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy thông thạo và dễ dàng tạo biểu đồ hơn.