Quy định pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự  

0
714

Quy định pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự

Quy trình giải quyết vụ việc dân sự  bao gồm các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ việc dân sự theo đúng quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Đây là bước đầu tiên trong chuỗi quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án – được chính thức phát sinh từ thời điểm Tòa án nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Đơn khởi kiện phải theo đúng hình thức và nội dung được quy định tại điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Có ba cách để nộp đơn khởi kiện bao gồm: Nộp trực tiếp tại Tòa án (có giấy xác nhận nhận đơn khởi kiện); Nộp qua bưu điện (Thông báo nhận đơn khởi kiện); Nộp qua cổng thông tin điện tử (trường hợp tòa án có công thông tin điện từ – có email phản hồi về nhận đơn khởi kiện).

Bước 2: Xem xét và thụ lý đơn khởi kiện

Được quy định tại điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự bao gồm các mốc sau:

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Quyết định ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Quyết định trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện; Quyết định thụ lý vụ án.

Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều trường hợp việc phân công Thẩm phán xem xét đơn có thể thực hiện kéo dài 3 – 10 ngày làm việc; việc xem xét đơn và gửi thông báo cho người khởi kiện thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tháng hoặc hơn.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm

Theo quy định của pháp luật, thời gian chuẩn bị xét xử không quá 4 tháng, trường hợp đặc thù có thể kéo dài không quá 6 tháng. Tuy nhiên thực tế tùy từng vụ việc do nhiều nguyên nhân mà có thể kéo dài lâu hơn thời gian quy định. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tổ chức các buổi tiếp cận công khai chứng cứ, đề nghị đưa ra yêu cầu phản tố của đương sự. Trong khoảng thời gian này, các bên cũng có thể tiến hành hòa giải (tự hòa giải hoặc đề nghị Tòa án hòa giải) và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Khi các bên không thể tự hòa giải hoặc đã hòa giải nhưng đương sự thay đổi ý kiến trong thời hạn nhất định thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Bước 4: Kháng cáo và xét xử phúc thẩm

Đây là bước thực hiện theo nguyên tắc hai cấp xét xử của Luật tố tụng dân sự. Thời gian kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền giữ nguyên hoặc sửa bản án sơ thẩm, hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại. Bản án cấp phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay.

>>>> Xem thêm: Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.