Tìm hiểu về lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất có vai trò quan trọng trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường. Khi đó ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với ngân hàng. Vậy theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015 các thuật ngữ về lãi suất được hiểu như sau:
Khái niệm về Lãi suất cơ bản
– Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có một số điểm tương đồng.
Tuy nhiên lãi suất tái chiết khấu là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu , …Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NHTW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.
Khái niệm về lãi suất tái cấp vốn
– Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NHTM, và sau đó họ bán lại các khoản này co NHTW để đổi lấy lương tiền mặt.
Các lãi suất này khác nhau tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu, vào các khoản vay của ngân hàng, vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của NHTW theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia….
>>>>> Xem thêm: So sánh công ty TNHH và công ty hợp danh