Với xu hướng khởi nghiệp đang ngày càng phổ biến hiện nay thì số lượng các công ty được đăng ký mỗi ngày đang tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên bạn có thể tự hoàn thành một cách nhanh chóng nếu nắm được tất cả các kiến thức về việc này. Những giấy tờ nào cần chuẩn bị? Hãy cùng điểm qua trong bài viết dưới đây.
1. Những điều kiện cần đáp ứng để đăng ký công ty
– Tài sản góp vốn
Đối với tài sản góp vốn, chủ tài sản phải chứng minh được đó là tài sản hợp pháp và có quyền sử dụng cũng như định đoạt đối với tài sản đó. Ngoài ra người góp vốn cũng phải xuất trình được giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nếu đó là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Tài sản góp vốn có thể bao gồm hiện vật như (Đất đai, nhà cửa,..) hoặc có thể là quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện đó là quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn.
Đối với trường hợp công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần phải có giấy cam kết, thống nhất giữa loại tài sản góp vốn hoặc tỷ lệ góp là bao nhiêu. Tùy theo các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà giá trị tài sản vốn cũng cần phải khác nhau. Quy mô công ty càng lớn thì vốn cần có giá trị càng cao.
– Lĩnh vực và ngành nghề đầu tư kinh doanh
Các nhà đầu tư được quyền tự lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho công ty của mình với điều kiện phải phù hợp với các yêu cầu và quy định của pháp luật. Những ngành nghề kinh doanh có liên quan đến những lĩnh vực dưới đây sẽ bị cấm và không được quyền đăng ký mở công ty bao gồm:
Các ngành nghề có ảnh hưởng đến an ninh của xã hội và quốc gia như: Buôn bán ma túy, vũ khí,.. : Kinh doanh các loại hình có liên quan đến thân thể và tính mạng con người như buôn bán nội tạng, mại dâm,..
– Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở doanh nghiệp hay còn gọi là địa chỉ tiến hành kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp đó. Địa chỉ cần phải có số nhà, ngõ, đường,.. cụ thể và được xác nhận của địa phương nơi cư trú. Nếu công ty chỉ có văn phòng đại diện hoặc văn phòng làm việc thì các nhà đầu tư có quyền đăng ký địa chỉ của những nơi này.
– Cách đặt tên doanh nghiệp
Tên của doanh nghiệp không chỉ là yếu tố tạo nên thương hiệu, mà nó còn phải đảm bảo bao gồm cả loại hình doanh nghiệp như TNHH hay CTCP,.. Không được copy, sử dụng tên đã sử dụng bởi các công ty khác. Trừ trường hợp loại hình và lĩnh vực kinh doanh không giống nhau. Tên phải sử dụng các từ phù hợp, dễ hiểu và không được xâm hại đến các tên của các cơ quan nhà nước.
2. Xác định loại hình doanh nghiệp
– Công ty TNHH một thành viên
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có thể là cá nhân hoặc tổ chức đứng đầu và vận hành. ưu điểm của loại hình này là số lượng thành viên, nhân viên ít nên việc vận hành đơn giản và làm việc ăn ý hơn.
– Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay, trong đó vốn điều lệ được góp với số phần bằng nhau và không giới hạn số cổ đông hay kết nạp thành viên mới. Ưu điểm của loại hình này là lĩnh vực, ngành nghề hoạt động đa dạng; khả năng huy động vốn cao nhờ sự linh hoạt trong việc chuyển đổi các cổ phần qua lại.
– Công ty hợp danh
Theo luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp danh là hình thức khi 2 thành viên trở lên là chủ sở hữu của công ty hợp tác kinh doanh dưới cùng 1 cái tên. Công ty hợp danh dễ vận hành và kiểm soát các hoạt động của công ty nhờ vào số lượng thành viên không quá lớn và các thành viên có trình độ chuyên môn và uy tín cao giúp việc thu hút khách hàng trở nên hiệu quả hơn.
Bạn muốn đăng ký một công ty? Bạn đang cần làm thủ tục đăng ký một cách nhanh chóng nhất? Luật doanh nghiệp Việt Nam đã có những quy định rất rõ về các thủ tục để có thể đăng ký công ty hợp pháp.
>>> Xem thêm : thủ tục đăng ký kinh doanh – Chi tiết các bước đăng ký công ty cho người mới bắt đầu