Sa thải nhân viên là điều mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều không mong muốn, nhưng có những trường hợp bắt buộc phải sa thải nhân viên.
Sa thải nhân viên trái luật sẽ khiến công ty bị mất uy tín trước người lao động và phải nhận người lao động quay trở lại làm việc cùng đền bù khoảng thu nhập mà người lao động bị thất thoát. Vậy khi kỷ luật bằng hình thức sa thải, công ty sẽ phải thực hiện các công việc gì? Luật sư Trí Nam xin chia sẻ các bước sa thảo nhân viên đúng luật để mọi người tham khảo.
Xác định lỗi của nhân viên để ban hành kỷ luật lao động
Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 quy định doanh nghiệp chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải nếu nhân viên thuộc trong các trường hợp:
– Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, dùng ma túy ở nơi làm việc; Tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp.
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
– Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng như thiên tai, hỏa hoạn, bị ốm…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được sa thải lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm >>> tư vấn thành lập doanh nghiệp
Quy trình ban hành quyết định kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động, Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Sau khi xác định được lỗi của nhân viên, doanh nghiệp tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật theo trình tự sau:
– Đưa ra các bằng chứng để chứng minh được lỗi của nhân viên;
– Cuộc họp phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
– Nhân viên cũng phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc nhờ người khác bào chữa.
– Việc xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải phải được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của thành phần tham dự.
Chỉ khi thực hiện sa thải theo quy trình nên trên, việc sa thải nhân viên mới được coi là đúng luật.
Thanh toán lương và trả sổ bảo hiểm cho nhân viên
Nhân viên bị sa thải vẫn sẽ được thanh toán tiền lương những ngày đã làm việc và trả sổ bảo hiểm như các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khác. Theo đó:
– Trong 07 ngày làm việc, từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó có tiền lương những ngày đã làm việc; trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
– Doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giưa của người lao động.
Doanh nghiệp tham khảo chi tiết tại Khoản 2, khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012.
Tóm lại, trước khi áp dụng hình thức kỷ luật là sa thải đối với nhân viên, doanh nghiệp cần nắm rõ các bước nêu trên để sa thải nhân viên đúng luật. Nếu sa thải trái pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ như: Nhận lại người lao động trở lại làm việc, trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày nhân viên không được làm việc công với ít nhất 02 tháng tiền lương…
Xem thêm >>> kế toán thuế